jobBox
Cẩm nang nghề nghiệp

Cách lập kế hoạch dài hạn cho sự nghiệp của bạn chỉ trong 5 bước

Article Image

Lập kế hoạch dài hạn là gì?

Lập kế hoạch dài hạn là việc tạo ra hàng loạt các mục tiêu chiến lược mà bạn sẽ phải dành một khoảng thời gian khá dài, tối thiểu là 1-2 năm, để có thể hoàn thành. Kế hoạch dài hạn nhằm đạt được và duy trì sự thành công về lâu dài, giúp xác định phương hướng chung cho các mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp của bạn. Loại kế hoạch này cũng liên quan đến việc phát triển và thực hiện các chiến lược giúp doanh nghiệp tăng trưởng chuyên nghiệp hơn.


Tại sao cần lập kế hoạch sự nghiệp dài hạn?

Trong sự nghiệp, kế hoạch dài hạn đóng vai trò định hướng, thiết lập các mục tiêu cụ thể cần tập trung vào để bạn có thể phấn đấu và đạt được. Lợi ích mà cách lập kế hoạch dài hạn có thể mang lại cho bạn là:

  1. Có được định hướng rõ ràng cho tương lai.
  2. Gia tăng động lực làm việc và phấn đấu.
  3. Nâng cao lòng tự tôn và sự tự tin mỗi khi hoàn thành kế hoạch, đạt được mục tiêu.
  4. Mở rộng các kỹ năng làm việc.
  5. Có cơ hội khám phá nhiều lĩnh vực và con đường sự nghiệp khác nhau.


Cách lập kế hoạch dài hạn cho sự nghiệp của bạn

Sau đây là 5 bước đơn giản trong cách lập kế hoạch dài hạn, sẽ giúp bạn khởi đầu sự nghiệp của mình một cách suôn sẻ hơn:

Xác định mục tiêu dài hạn trong sự nghiệp

Mục tiêu sự nghiệp dài hạn thể hiện khát vọng của bạn trong hiện tại và những lợi ích mà bạn muốn có được trong tương lai. Mục tiêu dài hạn có thể thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào cách nhìn nhận và sự phát triển của cá nhân bạn qua từng thời điểm.

Một ví dụ phổ biến của mục tiêu dài hạn là đạt được một chức danh công việc nhất định trong vòng 3-5 năm. Nghĩ về vai trò mà bạn muốn theo đuổi trong tương lai có thể giúp định hướng những kỹ năng, kiến thức, kỹ thuật mà bạn cần học.

Ví dụ khác là bạn muốn tìm một kiểu môi trường làm việc cụ thể mà bạn thích, như văn hóa làm việc tốc độ, hoặc quy trình đào tạo quy củ, hoặc ít thủ tục hành chính, v.vv.. Sở thích đó định hướng bạn chọn loại công ty mà bạn muốn gắn bó, như startup, SMEs hay tập đoàn lớn.

Dưới đây là một số ví dụ khác về mục tiêu dài hạn trong sự nghiệp có thể truyền cảm hứng cho bạn:

  1. Làm việc trong một lĩnh vực cụ thể.
  2. Trở thành người lãnh đạo.
  3. Làm việc với một công nghệ cụ thể mà bạn thích.
  4. Chuyển từ ngành kinh tế sang kỹ thuật hoặc ngược lại.
  5. Làm việc tại công ty ABC mà bạn rất quan tâm.


Chia từng mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu ngắn hạn

Đặt ra các mục tiêu cụ thể và hoàn thành chúng là nền tảng cốt lõi của một kế hoạch dài hạn hoàn hảo. Để làm được điều này, bạn cần chia từng mục tiêu dài hạn thành các mục tiêu ngắn hạn. Sử dụng phương pháp SMART để tạo dựng mục tiêu:

  1. S - Specific - Tính cụ thể: Đảm bảo những gì bạn cần đạt được trong một thời điểm phải thực sự chi tiết, rõ ràng, cụ thể.
  2. M - Measurable - Có thể đo lường: Hãy đặt ra các số liệu cụ thể hoặc KPI để đo lường mức độ thành công của bạn trong hành trình đạt được mục tiêu và đảm bảo sau khi hoàn thành mỗi mục tiêu, bạn đều có sự tiến bộ hơn trước.
  3. A - Achievable - Có thể đạt được: Mặc dù những mục tiêu bạn đặt ra có thể thách thức, nhưng hãy đảm bảo bạn có đủ nguồn lực, điều kiện và khả năng để đạt được chúng.
  4. R - Realistic - Có tính thực tế: Điều quan trọng là mục tiêu của bạn phải thực tế, phù hợp với tầm nhìn, khả năng và sở thích của bạn.
  5. T - Time-bound - Có tính ràng buộc về thời gian: Bạn có thể rơi vào trạng thái trì hoãn, trì trệ nếu như không có cảm giác cấp bách. Vì thế hãy đặt ra các deadline cụ thể cho từng mục tiêu, chắc chắn rằng bạn sẽ nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu đó trong thời hạn.


Xác định những điều kiện và hành động cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó

Sau khi thiết lập mục tiêu mà bạn mong muốn đạt được, hãy liệt kê danh sách những hành động mà bạn cần làm, cùng điều kiện hỗ trợ bạn thực thi kế hoạch nhằm đạt được từng mục tiêu đó.

Ví dụ bạn cần có được bằng tiếng anh IELTS để ứng tuyển vào tập đoàn đa quốc gia ABC, thì hành động bạn cần làm đăng ký khóa học và đăng ký thi IELTS, điều kiện để làm điều đó là 5 triệu đồng phí thi, 10 triệu đồng học phí và 2 tiếng học mỗi tối trong vòng 2 tháng chẳng hạn.

Tạo các cột mốc quan trọng để từng bước đạt được mục tiêu

Các mục tiêu lớn thường bao gồm một vài cột mốc mà bạn cần đạt được. Hãy mở lịch ra và ghi chú vào từng thời điểm mà bạn bắt buộc phải đạt được một cột mốc nào đó.

Giả sử bạn đã tốt nghiệp đại học và mục tiêu của bạn là lấy bằng thạc sĩ. Đầu tiên, bạn chia mục tiêu đó thành 2-3 mục tiêu nhỏ hơn (tùy thuộc vào số năm): “Hoàn thành năm thứ nhất”, “hoàn thành năm thứ hai”, v.vv.. Để làm được điều đó, bạn cần vượt qua các bài nghiên cứu và thi cử. Mỗi bài thi sẽ trở thành cột mốc nhỏ hơn nữa. Để vượt qua mỗi bài thi, bạn cần hoàn thành những mục tiêu phụ: viết tiểu luận, làm biên bản nghiên cứu, thuyết trình, v.vv.. Sau đó, bạn chia nhỏ chúng thành các bước cụ thể: nghiên cứu, viết bản nháp, chỉnh sửa, v.vv.. Bằng cách thực hiện những bước nhỏ với những cột mốc - deadline cụ thể, dần dần bạn sẽ đạt được mục tiêu dài hạn của mình.

Đánh giá và sắp xếp lại các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên

Cuối cùng, bạn hãy xem lại danh sách các mục tiêu của mình và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu ngắn hạn trước và phân bổ thời gian, sức lực, tiền bạc một cách đúng đắn.


Một số mẫu kế hoạch dài hạn

Sau đây là một số mẫu kế hoạch dài hạn cho sự nghiệp mà bạn có thể tham khảo:

Mẫu kế hoạch sự nghiệp dài hạn số 1


Mẫu kế hoạch sự nghiệp dài hạn số 2

joxBox

Luôn nhận thông tin mới nhất
Từ chúng tôi

joxBox