jobBox
Định hướng nghề nghiệp

Tester là gì? Những kỹ năng cần có để trở thành một tester chuyên nghiệp

Article Image

Tester là gì và nhiệm vụ của một tester là gì?

Tester là làm gì?

Tester là những người kiểm tra chất lượng phần mềm, phát hiện ra các lỗi, sai sót hay bất cứ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm.

Tùy từng công ty mà tester sẽ có nhiều mảng như QA QC, đặc biệt là Manual Tester và Automation Tester. Manual Tester là người kiểm thử phần mềm một cách thủ công. Vị trí Manual Tester không yêu cầu cao về kiến thức lập trình nhưng lại đòi hỏi bạn phải rành test manual, có đam mê và tư duy tốt. Tester sẽ đảm bảo chất lượng các phần mềm và thực hiện những công tác test bug trước khi giao kết quả cuối cùng cho khách hàng.

Nhiệm vụ và vai trò của một Tester là gì?

Dưới đây là những nhiệm vụ cụ thể của một Tester :

  1. Tìm kiếm các lỗi của hệ thống phần mềm
  2. Trực tiếp thẩm định, xác minh xem hệ thống phần mềm này có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu nghiệp vụ hay không
  3. Hoàn thiện sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa những yêu cầu đặt ra của khách hàng cả về mặt số lượng lẫn chất lượng
  4. Thiết kế, phát triển và thực hiện các kịch bản kiểm thử.
  5. Sử dụng các công cụ và phương pháp kiểm thử phù hợp để đánh giá chất lượng sản phẩm.
  6. Phối hợp với các nhóm phát triển để hiểu rõ yêu cầu và thông số kỹ thuật của sản phẩm.
  7. Ghi chép và báo cáo tất cả các lỗi và sự cố tìm thấy trong quá trình kiểm thử.
  8. Đề xuất các giải pháp để giải quyết hoặc khắc phục lỗi.

Với những nhiệm vụ như trên, Tester sẽ có vai trò:

  1. Đảm bảo rằng sản phẩm hoặc ứng dụng phần mềm không có lỗi, hoạt động mượt mà và đáp ứng tất cả yêu cầu của người dùng.
  2. Phối hợp với các bên liên quan khác như các nhóm phát triển, quản lý sản phẩm, và nhóm hỗ trợ khách hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
  3. Tư vấn và đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng sản phẩm và quá trình kiểm thử.

Đối với các tổ chức hoặc dự án lớn, vai trò của tester có thể được chia nhỏ hơn nữa, chẳng hạn như Software Tester, Game Tester, Automation Tester, v.vv..

TOP 04 kỹ năng trong công việc không thể thiếu cho Tester

Hiểu biết về phần mềm, nguyên tắc và phương pháp kiểm thử

Trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm, việc kết hợp kiến thức về phát triển phần mềm cùng với nguyên tắc và phương pháp kiểm thử sẽ giúp tester hiểu rõ hơn về những gì họ đang làm và tại sao họ đang làm điều đó. Một số nguyên tắc và phương pháp kiểm thử Tester cần biết:

  1. Nguyên tắc kiểm thử cơ bản: Bao gồm nguyên tắc như kiểm thử là quá trình không phát hiện sự sai sót, việc kiểm thử sớm sẽ giúp tiết kiệm chi phí, kiểm thử phải độc lập, v.v..
  2. Các loại kiểm thử: Hiểu biết về kiểm thử chức năng, không chức năng, hộp trắng, hộp đen, hộp xám, kiểm thử tích hợp, hệ thống, vận hành, v.v..
  3. Phương pháp kiểm thử: Như kiểm thử dựa trên yêu cầu, kiểm thử dựa trên hành vi, kiểm thử dựa trên giả định, kiểm thử dựa trên mô hình, v.v..
  4. Quy trình kiểm thử phần mềm (STLC): Hiểu rõ từ việc xác định yêu cầu kiểm thử cho đến thiết kế, thực hiện, đánh giá và đóng kết quả kiểm thử.
  5. Công cụ kiểm thử: Biết sử dụng các công cụ kiểm thử phổ biến như Selenium, TestNG, Cucumber, JUnit, Postman, v.v.. giúp tăng hiệu suất kiểm thử và tự động hóa.

Việc nắm chắc kiến thức về cả hai lĩnh vực này sẽ không chỉ giúp tester thực hiện công việc của mình hiệu quả hơn mà còn giúp họ trở thành một cầu nối giữa nhóm phát triển và nhóm kiểm thử, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất cho người dùng cuối.

Chú ý đến chi tiết

Kỹ năng chú ý đến chi tiết, thường được gọi là "attention to detail", là một kỹ năng quan trọng mà không chỉ các tester mà còn nhiều ngành nghề khác cần phải có. Đối với tester, việc chú ý đến chi tiết giúp họ phát hiện ra những lỗi nhỏ mà có thể gây ra hậu quả lớn trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Gợi ý cách rèn luyện kỹ năng chú ý đến chi tiết:

  1. Tập trung vào công việc: Tập trung hoàn thành từng mục tiêu, tránh xao nhãng vào nhiều đầu việc khác.
  2. Tạo danh sách kiểm tra: Đặt ra danh sách chi tiết những gì cần kiểm tra, đảm bảo không sót bước nào và sử dụng các công cụ như Trello, Asana hoặc danh sách kiểm tra truyền thống.
  3. Thực hiện kiểm tra định kỳ: Đặt ra thời gian cụ thể trong ngày hoặc tuần để kiểm tra công việc mình đã làm.
  4. Yêu cầu phản hồi: Khi hoàn thành một nhiệm vụ, hãy yêu cầu đồng nghiệp hoặc người khác kiểm tra và đưa ra phản hồi.
  5. Tập trung vào việc học từ lỗi: Khi gặp lỗi, đừng chỉ sửa chữa mà hãy phân tích nguyên nhân và học từ đó.

Cập nhật và ứng dụng công nghệ mới

Trong thời đại số hóa ngày nay, việc sử dụng công cụ trong kiểm thử phần mềm không chỉ giúp nâng cao hiệu suất làm việc mà còn đảm bảo chất lượng sản phẩm phần mềm đạt đến đỉnh cao. Tester cần thường xuyên cập nhật và ứng dụng được những công nghệ mới để tăng tốc độ phát hiện lỗi, đưa ra những quyết định phân tích chính xác một cách nhanh chóng.

Kỹ năng soạn thảo báo cáo lỗi

Khi phát hiện ra một lỗi trong phần mềm, không chỉ việc nhận biết lỗi là quan trọng mà cách báo cáo lỗi cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Một báo cáo lỗi tốt sẽ giúp nhóm phát triển nắm bắt và sửa lỗi nhanh chóng, tăng cường sự giao tiếp và hợp tác giữa tester và nhóm phát triển. 

Tình hình tuyển dụng Tester ở Việt Nam

Tình hình tuyển dụng Tester

Từ một nghề còn khá xa lạ đối với các bạn trẻ, Tester đang dần trở thành một nghề "HOT" tại Việt Nam với nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng cao. Đây cũng được coi là một nghề nghiệp ổn định, đặc biệt là có cơ hội thăng tiến rõ ràng dựa vào năng lực và thâm niên.


joxBox

Luôn nhận thông tin mới nhất
Từ chúng tôi

joxBox